PHẦN 1: HORMONE INSULIN – TỘI ĐỒ CỦA MỤN NỘI TIẾT

08/04/2020 21:54

SERIES ĐIỀU TRỊ MỤN NỘI TIẾT DẠNG NHẠY INSULIN

PHẦN 1: HORMONE INSULIN – TỘI ĐỒ CỦA CÁC PHẢN ỨNG VIÊM

NHẮC LẠI KIẾN THỨC VỀ MỤN:

Mụn trứng cá mãn tính, hay còn gọi là mụn trứng cá dai dẳng là loại mụn tiếp tục hình thành thường xuyên trên mặt bạn khi bạn đã qua tuổi dậy thì.

Bạn 25 tuổi? Mặt bạn vẫn đầy mụn! Tình hình của bạn năm 35 tuổi thế nào? Vẫn đầy mụn...

Thậm chí có các loại mụn không phải là mụn trứng cá, nhưng một khi nó ở trên mặt thì ta cũng cần phải điều trị. Các loại mụn này không thể dùng tư duy điều trị mụn trứng cá để áp dụng

 Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hình thành loại mụn này. Nhìn qua bảng, bạn sẽ thấy bối rối và tự đặt câu hỏi “Nhiều thế này thì biết điều trị làm sao – có cách nào bớt phức tạp hơn không?”

Nếu bạn từng nghĩ rằng điều trị mụn là tìm một loại thuốc nào đó để bôi, thì bạn cũng chỉ chữa được các loại mụn có chữ màu đen (số 10,11), ngoài ra điều trị dạng bôi vô hiệu với các loại mụn khác.

Vậy nên đừng buồn nếu hiện tại bạn vẫn còn mụn trứng cá, ít nhất bạn cũng đã biết hành trình trị mụn của bạn rộng hơn những gì bạn nghĩ!

CHÚNG TA CÙNG THẢO LUẬN VỀ LOẠI MỤN SỐ 6: MỤN DO NHẠY CẢM INSULIN!

------------------------

Đã bao giờ bạn nghe đến hormone Insulin chưa? Nghe quen quen đúng ko. Nó là 1 hormone siêu quan trọng trong cơ thể người.

Trước khi ta tìm hiểu về nó, ta cần biết lại chút: Hormone là gì

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và món ăn

1. Hormone là gì:

Hormone – hay còn gọi là nội tiết tố, là các chất hóa học được sinh ra từ các tuyến nội tiết của cơ thể như: Tuyến Yên, Tuyến Tùng, Tuyến Thượng Thận, Tuyến Giáp, Tuyến Tụy…

Hormone giống như 1 người truyền tín hiệu từ não bộ đến các tế bào.

Ví dụ não bộ muốn nghỉ ngơi, nó sẽ tiết ra hormone Melatonin: Báo cho toàn bộ cơ thể đến giờ nghỉ rồi, tạo phản ứng ngáp ngáp, tạo phản ứng díu mắt lại… do Melatonin truyền tin đến từng bộ phận đó

Leptin và Ghrelin là các hormone tiết ra gây cho ta cảm giác đói, hệ thần kinh lúc đó mờ mịt, chỉ còn cảm giác thèm ăn, người lả đi… các phản ứng lả đi hay mờ mịt này thuần túy chỉ là các phản ứng có sẵn trong cơ thể xảy ra khi có mấy hormone gây đói này, nó làm ta buộc phải tìm đồ ăn chứ không chú tâm vào các việc khác nữa.

Có 1 loạt các hormone xuất hiện để cảnh báo cơn đau: cortisol, pregnenolone, dehydroepiandrosterone (DHEA), progesterone, testosterone, estrogen,.. và khi nó xuất hiện ở vùng nào, ta thấy đau ở vùng đó. Bản chất cơn đau là không có thật, nó chỉ là 1 tín hiệu của não tiếp nhận thông tin từ vùng có tổ hợp 1 số hormone chuyên gây đau này thôi. Nếu ko có các hormone này, khi ta bị kim đâm cũng chả cảm thấy đau.

2. Hormone Insulin là gì?

Insulin là hormone được tiết bởi tuyến tụy, nó có 2 vai trò quan trọng vô cùng và chính 2 vai trò này gây ra tội của nó với cơ thể người bị mụn nội tiết và người bị bùng phát khi nghiện corticoid

- Insulin giúp cơ thể tiêu thụ đường, tinh bột: Vì vậy cứ sau bữa ăn mà có đường, tinh bột, Insulin sẽ tăng lên. Nếu thiếu Insulin, ta không tiêu thụ được thức ăn, và kết quả là ta sẽ chết. Vì vậy, ta không thể sống thiếu Insulin
- Insulin giúp cơ thể kích hoạt phản ứng viêm: Khi có vật ngoại lai thâm nhập cơ thể, tại vùng đó insulin sẽ được tiết ra và chạy đến, thông báo toàn cơ thể là: Xuất hiện phản ứng viêm luôn và ngay đi, sau đó bạch cầu xuất hiện ăn sạch các bọn xâm nhập này, xác của các bạch cầu và vi khuẩn tạo thành mủ, kết thúc quá trình viêm, Hormone Cortisol xuất hiện và thông báo cơ thể là: Ngừng viêm đi, và trở lại bình thường nào.

- Với người bị tiểu đường loại 1: Cơ thể không sinh ra insulin, muốn sống tiếp thì phải tiêm Insulin vào máu

- Với người bị tiểu đường loại 2: Cơ thể kháng lại lượng Insulin tiết ra, do đó insulin cứ liên tục bị tăng cao lên. Insulin càng tăng cao thì phản ứng viêm trong cơ thể lại càng leo thang mà không cần nguyên nhân từ bên ngoài.

 

MỤN VIÊM CÓ THỂ DO NHIỄM TRÙNG, HOẶC CŨNG CÓ THỂ KHÔNG CÓ NHIỄM TRÙNG!

Chúng ta đều biết, nếu vi trùng xâm nhập cơ thể, vùng bị xâm nhập sẽ bị viêm. Viêm là hiện tượng tốt của cơ thể, mục tiêu là để định hướng toàn bộ các chiến binh của hệ miễn dịch tấn công các vật ngoại lai, tiêu diệt chúng rồi đào thải chúng ra ngoài

Mủ xuất hiện là bằng chứng cho cuộc chiến khốc liệt và sinh tồn của hệ miễn dịch và vật ngoại lai, đó là xác của cả quân địch lẫn quân ta.

Khi vùng viêm ở trên mặt, ta sẽ thấy các nốt mụn viêm đỏ, có mủ hoặc sưng đỏ không mủ.

Nhưng không phải lúc nào vùng viêm đó cũng xảy ra do vi khuẩn xâm nhập! Rất thường xuyên khi Insulin tăng cao, cơ thể tự tạo ra phản ứng viêm để đáp ứng với tín hiệu tăng Insulin này. Và ở 1 số người, nó hiện lên trên mặt bằng những nốt mụn viêm, không có mủ, tự xẹp sau đó. Hoặc có mủ (1 số vi khuẩn trung tính vốn cũng chưa gây chuyện gì, nhưng do phản ứng viêm mà chúng bị liên lụy: Bạch cầu tấn công theo kiểu giết thừa còn hơn bỏ sót, và chúng chết, tạo ra mủ).

Nhìn chung nếu bạn đã dùng keo bạc diệt vi khuẩn trên da hàng ngày, mà vẫn bị mụn viêm, bạn cần kiểm tra kỹ càng hiện tượng viêm không do vi khuẩn này: Một phản ứng của cơ thể tạo ra do nồng độ Insulin tăng cao!

 

INSULIN: NGUỒN CƠN CỦA CÁC LẦN BÙNG PHÁT

Trong bài viết tiếp theo, mình sẽ nói về cân bằng động giữa Hormone gây viêm Insulin và hormone chống viêm Cortisol. Sự lệch cân bằng động này gây ra mụn nội tiết (ở người bị mụn nội tiết), và gây ra các cơn bùng phát (ở người nghiện corticoid)

Còn trong bài viết này, mình chỉ nhấn mạnh các thông tin sau:

- Insulin là 1 hormone tối cần của cơ thể: Nhưng nó không được quá thấp cũng không được quá cao trong dài hạn, hàng ngày
- Insulin là nguồn cơn của mụn nội tiết. Vì thế ở giai đoạn bạn bị mụn nội tiết, hãy tìm các thực phẩm làm giảm insulin, các thực phẩm giảm kháng insulin -> Để từ đó giảm Insulin tạm thời trong cơ thể để kết thúc nhanh phản ứng viêm.

- Người bị mụn nội tiết, người bị bùng phát: Hãy học cách ăn của người bị tiểu đường loại 2 trong thời gian bị mụn hoặc bùng phát. Tuy nhiên khi hết đợt mụn/bùng phát, thì hãy ăn lại như bình thường, đừng trường kỳ ăn như người tiểu đường (không tốt đâu – các bài sau mình sẽ giải thích)

XEM THÊM SERIES NÀY:
Phần 2: Hormone Cortisol
https://www.facebook.com/groups/corticoid/permalink/550937745661467/
Phần 3: Cân bằng động giữa Insulin và Cortisol:
https://www.facebook.com/groups/corticoid/permalink/550973218991253/
Phần 4: Ví dụ:
https://www.facebook.com/groups/corticoid/permalink/551008048987770/

 

Mạng Dược Liệu Tinh bột: Nguyên nhân số một gây tăng Insulin!!

Duy Nguyen Mạng Dược Liệu hôm bữa em đọc 1 bài socola củg làm tăg insulin nữa á chị

Mạng Dược Liệu Duy Nguyen Vì nó có đường đó em

Trần Bảo Trân Học bài này hiểu ra nhiều vấn đề tại sao mình bị mụn nội tiết tố

Mạnh Cường Vậy trong time bị mụn thì hạn chế ăn cơm ạ . Và khi nào thì nên ăn lại như bình thường ạ

Mạng Dược Liệu Dừng luôn ăn càng tốt em ah, chỉ ăn các thực phẩm ko chứa tinh bột, ko ngọt, ko sữa (kể cả sữa chua)

Mạng Dược Liệu Sau khi hết thì phải từ từ ăn lại như bình thường, nếu không sẽ tạo ra 1 cân bằng động mới, làm cho mụn vẫn sinh ra kể cả kiêng tinh bột, đường

Diep Vuong Mạng Dược Liệu e k ăn tinh bột và đường cũng nửa năm nay có lẽ vì thế da phục hồi khá là nhanh. E thấy cơ thể bình thường không mệt mỏi gì cả nếu không ăn tinh bột và đường luôn được không chị vì giờ cứ ăn vào là nôn ra hết. 

CÁC NƠI UY TÍN ĐỂ THAM KHẢO VÀ MUA HÀNG:
Bạn có thể chat với Admin hoặc vào Group tham khảo kiến thức và trao đổi với mọi người.
Các tư vấn đều miễn phí