NGUYÊN NHÂN ÍT NGƯỜI BIẾT ĐẾN KEO BẠC (COLLOIDAL SILVER)

17/03/2020 21:57

Đã từ lâu, chúng ta vẫn biết loáng thoáng là bạc có tác dụng diệt virus, vi khuẩn và nấm. Vì vậy, người ta hay tặng cho các bé đầy tháng vòng bạc đeo chân, và nói là có tác dụng ngăn ngừa bé bị lây nhiễm cảm cúm, ho...

-Colloidal Silver là một loại khoáng chất được chiết xuất từ bạc nguyên chất. Trên thị trường thế giới có bán rất nhiều loại máy dùng để chiết xuất dung dịch này, thường thì người dùng có thể mua qua mạng.

-Colloidal Silver là loại kháng sinh tự nhiên cực mạnh, có khả năng diệt được hơn 600 loại virus, vi khuẩn, nấm. Trong các thí nghiệm, người ta chưa tìm ra loại virus và vi khuẩn nào kháng lại được với Colloidal Silver quá 5 phút. Cái hay nhất là Colloidal Silver không hề có hại với con người. Bạn có thể nghe ai đó nói là: uống nhiều sẽ làm xanh mắt, xanh da...- đúng, nếu bạn uống mỗi ngày hàng lít trong thời gian dài, sẽ có khả năng bị vậy.

-Bạn có thể dùng Colloidal Silver để nhỏ mắt, để súc miệng, để uống, Nồng độ Colloidal Silver hợp lý trong bồn tắm là 10-20PPM tùy vào việc bạn cảm thấy nồng độ nào khiến bạn thoải mái nhất.

✔VỚI MỘT SẢN PHẨM TỐT NHƯ THẾ, TẠI SAO NÓ KHÔNG PHỔ BIẾN, LIỆU CÓ NGUYÊN NHÂN GÌ ẨN ĐẰNG SAU NÓ KHÔNG? HAY LÀ NÓ KHÔNG THỰC SỰ TỐT? HAY LÀ NÓ CÓ QUÁ NHIỀU TÁC DỤNG PHỤ

LÝ DO 1: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI LẦN THỨ 2

Nghiên cứu lưu trữ tại Thư Viện Y Khoa Quốc Gia Hoa Kỳ về “Các thuốc kháng khuẩn tại chỗ để xử lý nhiễm trùng vết thương”, link: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2935806/#R67 có đoạn viết như sau

Việc dùng bạc vào mục đích y tế đã có từ thời Hippocrates – Cha đẻ của y học hiện đại (Sinh năm 460 trước Công nguyên, mất năm 370 trước Công nguyên) với các văn bản thảo luận về vai trò của bạc trong chăm sóc vết thương. Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, các bác sĩ phẫu thuật thường dùng chỉ khâu làm bằng bạc để giảm nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật. Trong thế chiến thứ nhất, các binh sĩ dùng lá bạc để hạn chế và điều trị nhiễm trùng ở vết thương trong chiến đấu.
Bạc bắt đầu bị thất sủng vào thế chiến thứ 2 do sự ra đời của thuốc kháng sinh. Sự quan tâm đến tính chất kháng khuẩn của bạc được hồi sinh vào năm 1965 bởi Moyer, người đã xuất bản 1 bài báo về tác dụng kháng khuẩn của bạc nitrat. Ngày nay, bạc đã trở thành 1 phương pháp điều trị lâm sàng để phòng ngừa và điều trị các bệnh nhiễm trùng gặp phải trong vết thương, loét và bỏng.

Như vậy, bạc bị thất sủng với 1 lý do hết sức lịch sử: Trong chiến tranh, việc tiêm 1 mũi thuốc kháng sinh hoặc uống 1 viên thuốc kháng sinh dạng khô, sẽ dễ dàng mang đi, và dễ dàng phục vụ hơn so với việc cầm 1 chai nước Colloidal Silver. Và với 1 phát minh mới hồi đó là kháng sinh, dĩ nhiên nhân loại sẽ đổ xô nghiên cứu nó. Những thứ rườm rà lách cách trong chiến tranh hồi đó sẽ trở thành thứ bị lãng quên.

Đây có thể coi là lý do đầu tiên gây hậu quả cho đến hiện tại: Rất ít người biết về Colloidal Silver.

Bạc đòi hỏi sự ion hóa để thể hiện đầy đủ tác dụng kháng khuẩn của nó. Các ion bạc tích điện dương dễ dang liên kết với các protein tích điện âm trong chất lỏng vết thương, ngăn cản việc phân phối các ion bạc tới vết thương. Thật vậy, một vấn đề lớn với các agent bạc (các hoạt chất chứa bạc, với tác dụng sát khuẩn) dạng bôi đó là nó khó xâm nhập sâu vào mô, và nồng độ tập trung bạc thấp ở nơi bôi. Trong 1 vài năm qua, 1 số sản phẩm bạc đã được đưa ra thị trường để giải quyết vấn đề này, trong đó có bạc nitrat.

Như vậy, lý do thứ 2 khiến bạc bị thất sủng là thời đó, người ta quan tâm đến các bệnh nhiễm trùng hơn các bệnh da liễu, và khi xử lý nhiễm trùng, bạc mặc dù sát khuẩn rất tốt nhưng như trích dẫn: Nó khó đi sâu vào vùng viêm, chỉ tác động tốt ở bề mặt mà thôi.

Bạc Nitrat thay thế Colloidal Silver
Colloidal Silver gồm các hạt bạc tích điện dương hòa trong 1 dung dịch chất lỏng. Chúng được sử dụng cho đến khi bài báo của Moyer xuất bản năm 1960, từ đó Muối Bạc được thay thế cho Colloidal Silver trong y tế. Muối bạc gồm các ion bạc tích điện dương kết hợp với các ion tích điện âm (AgNO3), là 1 sự sắp xếp ổn định hơn Colloidal Silver nhiều. Bạc Nitrat là muối bạc được sử dụng phổ biến nhất, với tác dụng kháng khuẩn ở nồng độ 0.5%, nó có tác dụng độc hại đáng kể ở nồng độ lớn hơn 1%. Bạc Nitrat thường được sử dụng tại chỗ (tức là ở vùng gặp vấn đề trên cơ thể) bằng cách ngâm gạc, sau đó đắp vào các vết bỏng nặng. Gel nitrat bạc được đánh giá là dễ dùng hơn dung dịch lỏng.

Như vậy, lý do thứ 3 khiến riêng Colloidal Silver bị thất sủng là việc xuất hiện muối bạc, 1 thứ bền vững hơn trong y tế, điều trị các bệnh nhiễm trùng. Và người ta sẽ lại tiếp tục nghiên cứu sâu về các loại muối bạc với sự ưu việt này.

Như đã nói ở trên, việc sử dụng bạc bị ít đi với sự ra đời của thuốc kháng sinh. Người ta bắt đầu quan tâm lại đến bạc là vì các vi khuẩn ngày càng kháng kháng sinh. Trong những năm 1970, Fox đã quyết định rằng không cần thiết phải lựa chọn giữa bạc và thuốc kháng sinh. Ông kết hợp bạc nitrat với thuốc kháng sinh Natri Sulphadiazine. Công thức này được gọi là Bạc Sulfadiazine (SSD): Có được cả 2 tác dụng. SSD vẫn là tiêu chuẩn vàng trong điều trị các vết bỏng tại chỗ.

Sau đoạn trích dẫn này, bản nghiên cứu mô tả một loạt các nghiên cứu ứng dụng khác của muối bạc kết hợp với các chất khác nhau, rồi thì sự phát triển của băng gạc bạc, của áo cứu hộ bạc, hay của công nghệ Nano Bạc. Rõ ràng các công ty dược cũng đã tập trung nghiên cứu lại về bạc, nhưng không muốn nhắc lại Colloidal Silver nữa (bởi vì họ muốn 1 cái gì đó mới).

Trong kinh doanh là vậy đó. Nếu Colloidal Silver dễ tạo ra đến vậy, thì còn gì là khác nhau để cạnh tranh giữa các công ty cung cấp sản phẩm này. Và nếu nó rẻ quá như vậy thì lấy đâu ra lợi nhuận khi kinh doanh nữa. Muốn tạo ra lợi thế cạnh tranh, phòng thí nghiệm của các công ty sẽ liên tục tìm các giải pháp mới dựa trên nền tảng cũ. Nền tảng ở đây là Bạc, và các giải pháp mới là phải kết hợp Bạc với 1 thứ gì đó mà công ty đối thủ không nghĩ ra. Sau khi tìm ra xong thì sẽ đi đăng ký bằng sáng chế, và công ty đó được cung cấp độc quyền sản phẩm mới này ra thị trường. Như vậy kinh doanh mới có lời.

LÝ DO 2: CÔNG NGHỆ NANO

Chúng ta cần phân biệt 2 loại sản phẩm: Colloidal Silver và Nano Silver: Đây là 2 dạng chiết suất của bạc với các phương pháp hoàn toàn khác nhau.

  • Colloidal Silver là sản phẩm dung dịch bạc truyền thống, được nhân loại sản xuất cách đây hàng trăm năm dựa trên công nghệ điện phân. Quá trình này tạo ra các Ion bạc.
    Vậy, Colloidal Silver là dung dịch của các ion bạc trong nước
  • Nano bạc là sản phẩm dung dịch bạc ứng dụng công nghệ nano, biến các phân tử bạc nhỏ lại theo các kích cỡ từ 1nm-100nm.

Keo bạc rất dễ bị tương tác qua lại lẫn nhau, gây ảnh hưởng đến chất lượng diệt khuẩn của dung dịch. Trong khi đó thì dung dịch Nano Bạc lại cho thấy sự tồn tại bền vững hơn, trong quá trình điều trị tại vùng bôi, Nano bạc do cấu tạo các hạt nhỏ hơn Keo Bạc nên dễ dàng thâm nhập vào mô hơn.

Trong thời gian gần đây, công nghệ Nano đang được cả thế giới quan tâm và ứng dụng. Do đó người ta hay nghe đến Nano Bạc, chứ không còn nghe nói nhiều đến Keo Bạc nữa.

Sự phát triển năng động của công nghệ nano trong những năm gần đây đã mang đến khả năng chế tạo các dạng hạt nano bạc khác nhau (AgNPs) [ 7 ]. Đặc điểm quan trọng nhất của chúng là diện tích bề mặt phát triển cao của các hạt kích thước nhỏ, cho phép tăng hiệu quả kháng khuẩn và khả dụng sinh học của các vật liệu được sử dụng trong ngành sinh học và y sinh [ 8 ]. Chúng ta cũng có thể quan sát một cuộc đua công nghệ nano của các ứng dụng nano [ 7 ] trong lĩnh vực y sinh. Năm 2017 Sheng et al. [ 9] đã xem xét rằng hơn 1000 bài báo liên quan đến tác dụng của hạt nano đối với vi khuẩn và hơn 90% trong số chúng đã được xuất bản sau năm 2008. Hiện nay, ngày càng có nhiều ấn phẩm liên quan đến hoạt động tổng hợp và kháng khuẩn của các hạt nano bạc được xuất bản (Anna Kedziora và cộng sự - 2018)

KẾT LUẬN