CHƯƠNG 4: HƯỚNG DẪN CỦA AAD (Viện Da Liễu Hoa Kỳ) VỀ ĐIỀU TRỊ VIÊM DA CƠ ĐỊA

02/04/2020 18:25

#fukaya #kienthuc #mangduoclieu

SERIES CÂU CHUYỆN CỦA BÁC SĨ FUKAYA TRONG CUỘC HÀNH TRÌNH GIÚP CÁC BỆNH NHÂN CAI NGHIỆN CORTICOID (TSW)

CHƯƠNG 4: HƯỚNG DẪN CỦA AAD (Viện Da Liễu Hoa Kỳ) VỀ ĐIỀU TRỊ VIÊM DA CƠ ĐỊA

Không có mô tả ảnh.

AAD đang kiểm tra lại hướng dẫn điều trị Viêm da Cơ Địa. Phần trị liệu thuốc bôi bao gồm thuốc bôi corticoid sẽ được công bố vào tháng 2/2014.

Tuy nhiên ngày công bố đã bị lùi lại rất nhiều lần không rõ lí do. Hướng dẫn cuối cùng đã hết hạn năm 2009 và hướng dẫn mới được cho là sẽ xuất bản trong thời gian sớm nhất.
Bản hướng dẫn cuối cùng không hề nhắc đến thuốc bôi corticoid. Năm 2006 một bài báo tên là “Những tác hại của thuốc bôi corticoid” đã được xuất bản trong tập san của AAD (JAAD). Trong bài báo có một chương dành riêng cho TSA (chứng nghiện thuốc bôi corticoid). Nên tôi nghĩ hướng dẫn tiếp theo sẽ có những thông tin về TSA.

Hướng dẫn trị bệnh vảy nến được xem xét lại vào năm 2009. Mặc dù thuật ngữ TSA không được nhắc đến, bài hướng dẫn có một đoạn mô tả như sau:

“Một vấn đề đáng lo ngại khác trong việc sử dụng thuốc bôi corticoid để điều trị vảy nến là chứng bùng phát. Chứng bùng phát mô tả hiện tượng bệnh tái diễn nặng hơn trước khi điều trị khi ngưng bôi corticoid. Mặc dù bùng phát tiêu biểu được biết xảy ra khi ngưng dùng corticoid đột ngột, có ít tài liệu nói về tần suất và sự nghiêm trọng của nó. Đây là một vấn đề cần tìm hiểu nhiều hơn.”

Đây là một cảnh báo về TSA.

Vậy nên tôi tin rằng hướng dẫn điều trị Viêm da Cơ Địa mới sẽ thêm phần mô tả về TSA. Tôi rất mong chờ ngày nó được công bố. Bởi vì chỉ khi AAD xem xét lại như vậy thì hướng dẫn của Nhật mới thay đổi theo. Xin lỗi nhưng Nhật Bản là một quốc gia như vậy đấy.

Ở Nhật, nói hoặc viết về TSA là một điều tế nhị trong giới chuyên gia da liễu hiện nay. Vài chuyên gia biết được và hiểu sự tồn tại của TSA nhưng không dám nhắc đến nó. Tôi là một ngoại lệ hiếm hoi.

Vào những năm 1990 nhiều bệnh nhân đã khẳng định những tổn thương liên quan đến tác dụng phụ của thuốc bôi corticoid và vài chuyên gia bao gồm cả tôi đã đồng ý với họ. Thuật ngữ TSA không phổ biến vào thời điểm đó. Mọi người mô tả nó là “trị liệu ngưng dùng steroid” bởi vì bệnh nhân chỉ cải thiện sức khỏe bằng cách ngưng dùng thuốc bôi corticoid. Tôi không thích cái tên đó bởi vì nó chưa bao giờ là một kiểu trị liệu. Nó là một sự giải thoát từ tác dụng phụ của corticoid.
Vài nhà trị liệu vô danh nói rằng quá trình hồi phục từ nhiên từ TSA là tác dụng cách trị liệu của họ. Họ liên tục tuyên truyền ủng hộ mặt tiêu cực của TS đến người bệnh. Vậy nên tình hình càng trở nên phức tạp.

Cuối cùng một vụ kiện đã diễn ra. Một phụ nữ đã kiện một chuyên gia da liễu và vụ kiện nhận được rất nhiều sự quan tâm từ truyền thông. Người phụ nữ ấy kiện ba bác sĩ liên quan. Cô ấy đã khám ở phòng khám A, B và C, bệnh viện D và phòng khám E. Hồ sơ ở phòng khám A đã mất đi. Phòng khám B và C kê liều lớn TS cho da mặt cô ấy. Bệnh viện D chẩn đoán rằng cô bị chứng đỏ mặt do steroid và giới thiệu phòng khám E cho cô. Phòng khám E cố gắng giảm lượng TS nhưng không thể lấy lại sự tự tin cho cô ấy. Cô ấy ngừng đi khám và dừng sử dụng TS đột ngột. Sau khi vượt qua bùng phát nặng nề, cô ấy gần như khỏi bệnh và bắt đầu kiện B, C và E.

Nếu từng vụ kiện cứ lần lượt diễn ra thì nhiều chuyên gia da liễu Nhật Bản sẽ gặp rắc rối. Không chỉ bác sĩ kê đơn TS mà cả người cố gắng giảm liều TS cũng có thể trở thành nạn nhân của những vụ kiện như vậy. Vậy nên những chuyên gia JDA có vẻ như đã quyết định không thêm mô tả về TSA vào hướng dẫn. Nếu khái niệm TSA không rõ ràng thì các chuyên gia da liễu sẽ có lợi khi xảy ra kiện cáo. TSA trở thành điều tế nhị đối với các chuyên gia da liễu Nhật Bản.

Tôi thỉnh thoảng có nghĩ xem tình huống sẽ thay đổi như thế nào khi người phụ nữ chỉ kiện phòng khám B và C (không phải E). Cô ấy có thể nhận được sự giúp đỡ từ bệnh viện D và phòng khám E. Cuối cùng cô ấy đã thua kiện. Nhưng cô ấy đã có thể thắng kiện và Nhật Bản có thể đã trở thành một quốc gia hiểu biết về TSA.

Dù sao thì bây giờ vẫn còn rất nhiều người bị TSA ở Nhật Bản. Rất nhiều chuyên gia da liễu đang cố gắng chữa trị cho họ kể cả sau khi tôi rút lui khỏi chiến trường. Tôi phải làm điều gì đó cho những đồng nghiệp cũ của mình, đó là lí do tôi viết blog này.

Tôi cho rằng cách của Nhật Bản không nên được áp dụng ở Mỹ hay bất cứ quốc gia nào khác. Các chuyên gia da liễu nên trực tiếp đối đầu với vấn đề TSA. Làm ơn hãy nhắc đến TSA trong bài hướng dẫn tới. Đó là bước đầu tiên trên con đường giải quyết vấn đề nhức nhối này. Và tình hình phức tạp ở Nhật cũng có thể được tháo gỡ. Cách của Nhật Bản không giải quyết được vấn đề gì cả, nó chỉ trì hoãn tình hình.

Tôi chưa bao giờ tuyên truyền rằng tất cả mọi người sử dụng TS nên dừng lại. Tôi không phải người theo chủ nghĩa anti-steroid. Điều tôi kiên trì nhắc đến ở đây là có nhiều người đang chịu đựng tác hại từ TSA. Cả chuyên gia và người bệnh đều có thể sử dụng TSA một cách an toàn hơn sau khi nghiên cứu kĩ về TSA. Người bệnh cần chuyên gia hiểu rõ về TSA. Tôi tin rằng nếu được điều trị với chuyên gia như vậy, bệnh nhân có thể áp dụng steroid để chữa eczema mà không sợ hãi gì cả.